TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHẬT DI LẠC BỒ TÁT

TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHẬT DI LẠC BỒ TÁT

TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHẬT DI LẠC BỒ TÁT

TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHẬT DI LẠC BỒ TÁT

TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHẬT DI LẠC BỒ TÁT

Hotline 0916 953 011

0

TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHẬT DI LẠC BỒ TÁT

1. Phật Di Lạc là ai? 

Tên gọi "Di Lạc" là phiên âm từ chữ "Maitreya" trong tiếng Phạn, có nghĩa là "Từ Thị". Từ "Từ" biểu thị lòng từ bi và trắc ẩn, còn "Thị" ở đây là họ. Tổng thể, Di Lạc được hiểu là "người mang lòng từ bi".

 

Ton_tuong_Di_Lac_Kich_thuoc_40cm
Tôn tương Di Lạc - kích thước 40cm

 

Nhiều di tích khảo cổ đã phát hiện ra tượng Phật Di Lạc xuất hiện từ rất sớm ở nhiều nơi. Có nhiều tượng được khám phá tại khu vực thành phố Mathura với niên đại từ thế kỷ thứ 2. Một số tượng khác được phát hiện ở Cam Túc vào thế kỷ thứ 5. Tại khu vực phía Nam Sumatra của Indonesia, cũng đã phát hiện dấu tích của các bức tượng Phật Di Lặc.

 

Trong tranh vẽ hoặc tượng điêu khắc từ thời kỳ ban đầu, Di Lạc thường được miêu tả ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh, với hình dáng thanh mảnh và tuấn tú. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 10 tại Trung Quốc, sau khi hòa thượng Bố Đại, được coi là hiện thân của Phật Di Lạc, qua đời, tượng Phật Di Lạc thường được thể hiện với hình dáng mập mạp, miệng luôn mỉm cười hoan hỉ.

 

Phật Di Lạc được coi là vị Phật thứ 5 và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất. Ngài sẽ là người kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện để truyền bá Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh, chứng ngộ thành Phật.

 

2. Sự Tích Phật Di Lạc

Trong các tài liệu kinh điển của Phật giáo như Phật Giáo Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cương thừa, Sự tích về Phật Di Lạc được kể rất nhiều. Di Lạc được cho là đã hóa thân qua nhiều kiếp với nhiều nhân dạng khác nhau. Trong số những hóa thân đó, một trong những hình tượng phổ biến nhất mà chúng ta thường nghe đến là Bố Đại Hòa Thượng.

 

Tôn tượng Di Lạc - Kích thước 40cm
Tôn tượng Di Lạc - Kích thước 40cm

 

Theo câu chuyện cổ xưa, Bố Đại Hòa Thượng có nguồn gốc từ Minh Châu, huyện Phụng Hóa, nay thuộc vùng Chiết Giang. Với hình dáng mập mạp, bụng to và tính tình vui vẻ, Ngài thường ngủ ở bất kỳ chỗ nào, thường dùng một cây gậy và một túi vải, bỏ tất cả mọi thứ vào túi khi được tặng. Chính vì điều này, người dân đã đặt cho Ngài cái tên Bố Đại Hòa Thượng, có nghĩa là "Hòa Thượng Túi Vải".

 

Bố Đại Hòa Thượng nổi tiếng với tài tiên tri về thời tiết. Khi trời sắp mưa, Ngài thường mang đôi guốc gỗ. Ngược lại, nếu thấy Ngài treo cao đôi guốc gỗ trên cầu và nằm co chân ngủ, thì hôm đó trời sẽ nắng ráo. Cuộc đời của Ngài để lại nhiều câu chuyện thú vị:

 

Một lần, thấy một vị Tăng đi phía trước, Ngài chạy tới vỗ vào lưng và nói: "Cho xin một đồng tiền." Vị Tăng đáp: "Nếu trả lời được câu hỏi, tôi sẽ đưa Ngài một đồng." Ngài bèn bỏ túi xuống và khoanh tay đứng.

 

Một ngày khác, Hòa Thượng Bạch Lộc hỏi Ngài về ý nghĩa của túi vải. Ngài bỏ túi xuống. Bạch Lộc lại hỏi về công dụng của túi vải. Ngài quẩy lên vai và bước đi.

 

Cũng có lần, Hòa Thượng Tiên Bảo Phúc hỏi về chỗ cốt yếu của Phật pháp. Ngài bỏ túi xuống, khoanh tay đứng. Bảo Phúc nói: "Chỉ có vậy, hay có ý nghĩa khác?" Ngài bèn quẩy lên vai và đi.

 

Một ngày nọ, Ngài đứng giữa ngã tư, một vị Tăng hỏi: "Ngài làm gì ở đây?" Ngài đáp: "Đợi một người." "Đến rồi! Đến rồi!" Tăng phát hiện: "Ông không phải là người đó." "Ngài đó thế nào?" "Cho tôi xin một quan tiền."

 

Ngài có làm bài ca như sau: 

Chính đó tâm tâm tâm là Phật

Mười phương thế giới nó linh nhất

Dọc ngang diệu dụng có gì đâu

Nhất thiết sao bằng tâm chân thật

Ngời ngời tự tại chẳng làm chi

Phới phới rồi xa xuất gia thấy

Nếu thấy trước mắt đạo lớn thật

Không thấy tơ hào mới quá kỳ

Vạn pháp y nhiên tâm vẫn vậy

Nhọc gì mà phải tìm nghĩa kinh

Tâm vương vốn đã biết cùng khắp

Người trí chỉ cần cái không học

Chẳng phàm, chẳng Thánh, kể mà chi

Chớ gượng phân biệt thì rõ Thánh

Tâm châu vô giá vốn tròn sáng

Phàm là dị tướng tạm gọi không

Người nay hoằng đạo, đạo phân minh

Vô lượng thanh cao xứng đạo tình

Quảy gánh bước lên đường cố quốc

Lo gì khắp chốn chẳng nghe danh
 

Tôn tượng Di Lạc Bồ Tát - Kích thước 40cm
Tôn tượng Di Lạc Bồ Tát - Kích thước 40cm

 

Sau khi viên tịch, thỉnh thoảng vẫn có người thấy Bố Đại ở châu khác. Tin rằng ông chính là hóa thân của Di Lặc, người đời về sau tạo hình thể hiện hình ảnh Phật Di Lặc dưới dạng Bố Đại Hòa Thượng.


 

Xưởng tượng Phật THÔNG THIÊN MÔN chuyên chế tác, thi công các sản phẩm mỹ thuật trên mọi chất liệu như Composite bột đá, Bột đá ép đài loan với mọi kích thước lớn nhỏ theo yêu cầu...Chúng tôi sở hữu kho tàng mẫu với các tác phẩm điêu khắc Phật Giáo theo các nền văn hóa, các sản phẩm mang biểu tượng nghệ thuật, văn hoá cũng như những sản phẩm tâm linh.

 

Với kinh nghiệm lâu năm, với sự đam mê tâm huyết, uy tín và trách nhiệm... am hiểu sâu sắc Phật Pháp cố vấn để cho ra đời những tác phẩm, thẩm mỹ nghệ thuật. Tôn vinh được đầy đủ diện tướng báu của một pho tượng thành một kiệt tác đích thực do chính bàn tay của tâm huyết, tôn kính của nhiều bạn đồng tu tạo thành!chắc chắn chúng tôi sẽ đem lại cho quý khách hàng sự hài lòng

 

Xem thêm thông tin tại:

 

x

Chưa thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Đã xảy ra lỗi! Vui lòng thử lại sau.

Đã thêm 1 sản phẩm vào giỏ hàng của bạn

#

GIÀY SNEAKER GUCCI PHỐI HỌA TIẾT MÀU NÂU